Anti Crazy Fans

Anti thì ít, chém gió thì nhiều...
 
Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Latest Topics
Topic
History
Written by
Chatbox ver.6 ♥ follow my heart ♥
Điểm báo
Girls' Generation - 소녀시대 - So Nyuh Shi Dae - 少女時代 - Shoujo Jidai ver.03
Chúc mừng ba năm quen nhau! Chúc mừng sinh nhật chị No <3
Trần Thu Hà
Phiếm bàn Kiếm hiệp Kim Dung (phim và truyện)
Hồng Nhung
Thói ngụy biện và Văn hóa tranh luận của người Việt
The Voice US Season 3
Giọng hát Việt mùa thứ hai 2013
Utada Hikaru - Diva nước Nhật và "đứa con lai kém may mắn"
Nhật kí...!
Fri Jan 10, 2020 4:23 am
Fri Aug 08, 2014 1:52 pm
Fri Aug 08, 2014 1:42 pm
Thu Dec 05, 2013 11:15 am
Wed Nov 13, 2013 8:54 am
Fri Oct 04, 2013 10:11 am
Thu Oct 03, 2013 2:45 am
Sun Sep 29, 2013 11:43 pm
Wed Sep 25, 2013 9:17 pm
Sun Sep 08, 2013 11:43 am
Fri Sep 06, 2013 12:58 pm
Sun Aug 04, 2013 4:24 pm













 

 Thói ngụy biện và Văn hóa tranh luận của người Việt

Go down 
+3
Kim Cương Đen
Nozomi Sasaki
Nope
7 posters
Tác giảThông điệp
Nope
Deputy
Deputy
Nope


Giới tính : Nữ
Tổng số bài gửi : 3445
Join date : 28/09/2010

Thói ngụy biện và Văn hóa tranh luận của người Việt Empty
Bài gửiTiêu đề: Thói ngụy biện và Văn hóa tranh luận của người Việt   Thói ngụy biện và Văn hóa tranh luận của người Việt EmptyThu Nov 11, 2010 9:17 pm

Thói ngụy biện ở người Việt


Tranh luận trên các diễn đàn công cộng là một hình thức trao đổi ý kiến không thể thiếu được trong một xã hội văn minh. Ở nhiều nước, lưu lượng của những tranh luận cởi mở và nghiêm túc được xem là một dấu hiệu của một xã hội lành mạnh.

Ở các nước phương Tây, hầu như ngày nào báo chí cũng có những bài của những cây bỉnh bút tranh luận về một vấn đề nóng nào đó. Trên tivi cũng có những cuộc tranh luận trực tiếp giữa hai hay nhiều người về những chủ đề từ “đại sự” đến những vấn đề tưởng như nhỏ nhất. Trong các hội nghị khoa học, trước một vấn đề còn trong vòng nghi vấn, người ta cũng có những chuyên gia tranh luận dưới dạng những bài giảng khoa học.

Nhưng thế nào là tranh luận nghiêm túc? Nói một cách ngắn gọn, cũng như trong một cuộc đấu võ, một tranh luận nghiêm túc là một cuộc tranh luận có qui tắc, mà trong đó người tham gia không được, hay cần phải tránh, phạm luật chơi. Những qui tắc chung và căn bản là người tham gia chỉ phát biểu bằng cách vận dụng những lí lẽ logic, với thái độ thành thật và cởi mở, chứ không phát biểu theo cảm tính, lười biếng, hay biểu hiện một sự thiển cận, đầu óc hẹp hòi.

Để đạt những yêu cầu này, người tranh luận nghiêm túc trước khi phát biểu hay đề xuất ý kiến, đưa ra lời bình phẩm của mình, cần phải xem xét tất cả các trường hợp khả dĩ, phải cân nhắc những quan điểm và những cách giải thích khác nhau, phải đánh giá ảnh hưởng của sự chủ quan và cảm tính, phải tập trung vào việc tìm sự thật hơn là muốn mình đúng, phải sẵn sàng chấp nhận những quan điểm không được nhiều người ưa chuộng, và phải ý thức được định kiến và chủ quan của chính mình. Khi tranh luận phải nhất quán là chỉ xoay quanh chủ đề bàn luận, luận điểm bàn luận chứ không đi lạc đề. Không công kích vào cá nhân và nhân thân của người tham gia tranh luận.

Đó là những đòi hỏi khó khăn cho một cuộc tranh luận nghiêm túc có ý nghĩa, và không phải ai cũng có khả năng đạt được những yêu cầu này, nhất là đối với người Việt vốn chưa quan với văn hóa tranh luận. Do đó, không mấy ai ngạc nhiên khi thấy có quá nhiều trường hợp chất lượng của những cuộc tranh luận giữa người Việt rất thấp. Chỉ cần xem qua những cái-gọi-là “tranh luận” trên các diễn đàn báo chí (và nhất là các “chat room” hay blog), người ta có thể thấy đó không phải là tranh luận, mà là những cuộc đụng độ giũa các cá nhân tham gia tranh luận, những cuộc chửi bới, chẳng có lí luận của người tranh luận. Ngoài ra, đối với một số người tham gia bình luận về một câu chuyện nào đó là một cuộc dàn xếp, một sự đóng kịch, nhằm tung hỏa mù hoặc lên lớp, hoặc a dua theo đám đông. Đó là những kịch bản ngớ ngẩn đến tội nghiệp. Ngớ ngẩn là vì người xuất hiện chẳng nói được gì cho đầy đủ, mà cũng chẳng phân tích một vấn đề gì cho đến nơi đến chốn.

Thật vậy, rất nhiều trường hợp, những cuộc tranh luận giữa người Việt chỉ là những cuộc chửi lộn, mà trong đó người ta tha hồ vung vít, ném liệng vốn liếng chữ nghĩa qua lại một cách hỗn độn, mà chẳng cần để ý đến logic hay các nguyên tắc của tranh luận là gì. Hơn nữa, rất dễ dàng nhận thấy rằng trong các cuộc tranh luận đó người ta nhắm vào mục tiêu là nhân thân, cá nhân của người tranh luận chứ không nhắm vào quan điểm và lí lẽ của người đó. Thay vì tranh luận thẳng vào vấn đề, người ta tìm cách gắn cho đối phương một nhãn hiệu, và từ đó làm lu mờ đi quan điểm của họ. Trong hầu như những tranh luận, nhiều người cố tìm hay tạo cho mình một vị trí đạo cao đức trọng cả bằng cách gắn cho đối phương những danh từ và tính từ mang tính miệt thị, một thủ đoạn có khả năng làm cho một cuộc tranh luận trở nên một cuộc ẩu đã ngôn từ đinh tai nhức óc thay vì là một trao đổi khoa học.

Thực ra, đó là một hình thức ngụy biện, một lỗi lầm cơ bản nhưng nghiêm trọng trong tranh luận. Nói một cách đơn giản, ngụy biện là những nhầm lẫn trong lí luận và suy luận. Ngụy biện khác với logic. Logic, nói một cách ngắn gọn trong trường hợp này, là những qui ước quản lí tính nhất quán trong việc sử dụng ngôn ngữ. Giới triết học Tây phương đã bỏ khá nhiều công sức để phân biệt thế nào là logic và thế nào là ngụy biện. Aristotle có lẽ là một nhà logic học đầu tiên có công phát triển các qui tắc và hệ thống suy luận. Trong quá trình làm việc, ông phát hiện ra nhiều lỗi lầm mà sau này người ta quen gọi là những “ngụy biện.” Mặc dù Aristotle là một nhà nhà logic học đầu tiên có công liệt kê và phân loại những loại ngụy biện, thầy của ông (Plato) mới xứng đáng được vinh danh như là một nhà triết học đầu tiên đã có công sưu tầm những ví dụ về ngụy biện. Kể từ khi Plato và Aristotle, đã có khá nhiều nhà triết học và logic học như John Locke, John Stuart Mill, Jeremy Bentham, và Arthur Schopenhauer cũng có nhiều cống hiến quan trọng trong việc nghiên cứu về ngụy biện.

Điều đáng chú ý là những lỗi lầm về ngụy biện ở người Việt lại hay thấy trong giới có học. Chỉ cần điểm qua báo chí, websites, blog, v.v... chúng ta dễ dàng thấy rất nhiều cái-gọi-là "tranh luận" thật ra chỉ là ngụy biện. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa biết đó là những ngụy biện, mà thậm chí còn hết lời khen ngợi kẻ ngụy biện là ... uyên bác! Điều này cho thấy trong những người Việt học cũng có người rất lười biếng suy nghĩ và chẳng phân biệt được thật và giả, không có khả năng nhận dạng được ngụy biện. Phải ghi nhận một điều là internet đã rất tuyệt vời, vì qua những "tranh luận" và chửi bới của những kẻ tham gia trên internet, chúng ta biết được bộ mặt xấu xí đằng sau những người mang nhãn mác "trí thức" hay "có học". Những kẻ này tương đối nguy hiểm, vì với cái nhãn mác "có học" đó, họ có cơ hội làm lũng đoạn xã hội và trở thành những con vi khuẩn làm nhiễm trùng nền học thuật nước nhà. Do đó, cần phải giúp họ nhận ra đâu là ngụy biện và đâu là logic.

Thực ra, nhận dạng ngụy biện không phải là một việc làm khó khăn. Nói chung chỉ với một lương năng bình dân, người ta có thể phân biệt một phát biểu mang tính ngụy biện với một phát biểu logic. Tuy nhiên, cũng có nhiều dạng thức ngụy biện mà vẻ bề ngoài hay mới nghe qua thì rất logic, nhưng thực chất là phi logic. Những loại ngụy biện núp dưới hình thức “khoa học” này không dễ nhận dạng nếu người đối thoại thiếu kiến thức về logic học hay thờ ơ với lý lẽ. Do đó, một điều quan trọng trong tranh luận là cần phải phát hiện và nhận dạng những hình thức ngụy biện, và quan trọng hơn, cần phải hiểu tại sao chúng sai. Có thể phân loại ngụy biện thành nhiều nhóm khác nhau liên quan đến việc đánh lạc vấn đề, lợi dụng cảm tính, thay đổi chủ đề, nhầm lẫn trong thuật qui nạp, lý luận nhập nhằng, phi logic, và sai phạm trù. Trong khuôn khổ giới hạn, người viết bài này không có tham vọng trình bày tất cả những loại ngụy biện một cách chi tiết (vì việc này đã được hệ thống hóa trong nhiều sách về logic học), mà chỉ muốn liệt kê ra những loại ngụy biện thường hay gặp trong báo chí và truyền thông, hầu giúp bạn đọc có thể phân biệt giữa chân và giả.

Liệt kê sau đây là một loạt những ngụy biện phổ biến hay thấy ở người Việt. Những ngụy biện này có thể phân thành 7 nhóm như sau:

Đánh tráo chủ đề
• Lợi dụng cảm tính và đám đông
• Làm lạc hướng vấn đề
• Qui nạp sai
• Nhập nhằng đánh lận con đen
• Phi logic
• Các nhầm lẫn khác

Nhóm 1. Đánh tráo chủ đề

1. Công kích cá nhân (ad hominem). Đây là một loại ngụy biện phổ biến nhất, thấp kém nhất, nguy hiểm nhất, nhưng có “công hiệu” nhất, vì nó tấn công vào cá nhân của người tranh luận, và tìm cách trốn tránh luận điểm của cá nhân đó. Hình thức ngụy biện này thường xuất hiện dưới dạng: Ông A phát biểu về một vấn đề; ông B tấn công vào cá nhân ông A, và làm cho người ta nghi ngờ luận điểm của ông A. Tuy nhiên, có thể không có mối liên hệ nào giữa cá nhân và luận điểm của ông A.

Có hai hình thức thuộc loại ngụy biện này. Thứ nhất là dưới hình thức sỉ nhục, hay chửi rủa. Khi bất đồng ý kiến, người ngụy biện chỉ việc công kích vào cá nhân của người phát biểu. Chẳng hạn như “Ông nói là những người vô thần có đạo đức, vậy mà chính ông là người từng li dị với vợ con,” hay “Ông là người làm kinh tế, không biết gì về khoa học, mà nói chuyện khoa học”. Đây là một ngụy biện, bởi vì sự thật của phát biểu không tùy thuộc vào cá nhân của người phát biểu, mà là logic của lời phát biểu. Cũng nằm trong loại ngụy biện này là thói dùng một đặc điểm của một vật thể nào đó để ứng dụng cho một cá nhân hay một vật thể khác. Ví dụ: “Anh học của Tây có vài chữ mà đã quay lại chửi bới đồng nghiệp à? Anh là con công cháu cha, anh không hiểu gì về sự nghèo khổ của chúng tôi.”

2. Lợi dụng quyền lực (ad verecundiam). Đây là loại ngụy biện dùng những nhân vật nổi tiếng hay được nhiều người ái mộ để tìm sự ủng hộ cho luận điểm của mình. Chẳng hạn như “Isaac Newton là một thiên tài, và ông tin vào Thượng đế,” làm như ông Newton là người có thẩm quyền để chúng ta tin vào Thượng đế. Thẩm quyền không thuyết phục được ai; chỉ có sự thật, lí lẽ và logic mới quan trọng và có khả năng thuyết phục.

3. Lợi dụng nặc danh. Trong trường hợp này, người ngụy biện không nêu danh tính người có thẩm quyền, và vì không ai biết tên người có thẩm quyền nên không ai có thể kiểm chứng sự chính xác của lời phát biểu. Một loại ngụy biện khác có quan hệ với loại này là dùng lời đồn đại để làm cơ sở lập luận. Giới công an hay sử dụng ngụy biện này, ví dụ như “Một viên chức tình báo cho biết chính anh từng hoạt động cho địch.”

4. Lợi dụng tác phong. Loại ngụy biện này dùng tác phong hay cách làm việc hay một đặc tính nào đó của đối tượng để cố thuyết phục về tính hợp lí của phát biểu. Tiêu biểu cho loại ngụy biện này là những phát biểu như “Nixon thất cử vì ông ta thường hay ra mồ hôi trên trán,” hay “Tại sao anh không nghe theo lời khuyên của anh chàng ăn mặc bảnh bao đó?” Thực ra, “bảnh bao” và “mồ hôi trên trán” chẳng có dính dáng gì đến vấn đề đang bàn thảo.

5. Luận điệu cá trích. Loại ngụy biện này thường hay được ứng dụng khi một người nào đó đưa vào những phát biểu không dính dáng gì đến vấn đề đang tranh luận, nhằm mục đích đánh lạc hướng vấn đề. Ví dụ: “Anh có thể nói rằng tử hình là một hình thức không có hiệu quả trong việc chống lại tội phạm, nhưng còn nạn nhân của tội phạm thì sao? Gia đình của nạn nhân sẽ nghĩ gì khi họ thấy tên sát nhân người thân của họ bị giam giữ trong nhà tù bằng đồng tiền của chính họ. Họ có nên nuôi dưỡng những tên sát nhân như thế không?”

6. Luận điệu ngược ngạo. Bằng chứng luôn luôn là gánh nặng của người phát biểu. Do đó, tìm cách chuyển gánh nặng đó cho một người khác là một thủ đoạn của những người ngụy biện. Chẳng hạn như trong câu này “Anh nói rằng ăn nhiều mỡ không liên quan đến cholesterol, nhưng anh có thể chứng minh điều đó không?” Đáng lẽ người phát biểu phải chứng minh, nhưng công việc đó lại được chuyển cho người đối thoại!

Nhóm 2. Lợi dụng cảm tính và đám đông

7. Dựa vào bạo lực (ad baculum). Ngụy biện dựa vào bạo lực thực chất là một sự đe dọa, nhằm mục đích gây áp lực cho người đối thoại phải chấp nhận một kết luận nào đó. Loại ngụy biện này thưởng được giới chính khách dùng, và có thể tóm gọn bằng một câu “chân lí thuộc về kẻ mạnh”. Sự đe dọa không hẳn chỉ xuất phát từ người phát biểu, mà có thể từ một người khác. Ví dụ như “Những ai không tin vào chính sách của Nhà nước sẽ phải trả giá đắt”, hay “Được rồi, tôi đã biết số điện thoại của anh và biết anh đang ở đâu. À, tôi có nói cho anh biết là tôi mới mua một cây súng ngắn chưa nhỉ?”

8. Lợi dụng lòng thương hại (ad misericordiam). Đây là một loại ngụy biện dựa vào lòng trắc ẩn của người đối thoại để người đối thoại chấp nhận lí lẽ của mình. Ví dụ như “Anh ấy không có giết người bằng búa. Làm ơn đừng tuyên án anh ấy có tội, anh ấy đang trải qua một giai đoạn khủng hoảng tinh thần,” hay “Tôi hi vọng anh sẽ chấp nhận đề nghị này, chúng ta đã tiêu ra ba tháng nay để bàn rồi đấy.”

9. Lợi dụng hậu quả (ad consequentiam). Ngụy biện loại này thường được biểu hiện qua cách phát biểu “A hàm ý B, B là sự thật, do đó A là sự thật”. Ví dụ: “Nếu vũ trụ được một đấng chí tôn thượng đế tạo nên, chúng ta có thể thấy những hiện tượng được tổ chức một cách thứ tự. Và hiện tượng chung quanh chúng ta quả rất thứ tự, vậy đấng chí tôn thượng đế chính là người tạo nên vũ trụ,” hay “Anh phải tin vào Đảng Cộng hòa, chứ nếu không cuộc đời này sẽ chẳng có ý nghĩa” (hay là nói một cách ngược lại: cuộc sống này chẳng có ý nghĩa gì nếu không có Đảng cộng hòa!)

10. Lạm dụng chữ nghĩa. Đây là một loại ngụy biện dựa vào dùng những chữ mang cảm tính cao để gắn một giá trị đạo đức vào một đề nghị hay một câu phát biểu. Chẳng hạn như trong câu “Bất cứ một người có lương tri nào cũng phải đồng ý rằng về Việt Nam ăn Tết là làm lợi cho cộng sản,” chữ “lương tri” được cài vào nhằm cho người đối thoại phải nghiêng theo những người có lương tri.

11. Dựa vào quần chúng (ad numerum). Loại ngụy biện này tin rằng nếu có nhiều người ủng hộ một đề nghị nào đó, thì đề nghị đó phải đúng. Ví dụ như “Đại đa số người dân trong cộng đồng ủng hộ ông Minh, vậy phát biểu của ông Minh ắt phải đúng.”

Nhóm 3. Làm lạc hướng vấn đề

12. Lí lẽ chẻ đôi. Loại ngụy biện này thường phân định một vấn đề thành hai giá trị: trắng và đen, bạn và thù, có và không, v.v.. dù trong thực tế, có hơn hai lựa chọn. Chẳng hạn như “Hoặc là anh hợp tác với tôi hay là anh chống tôi, anh chọn hướng nào, yes hay là no?”

13. Lí lẽ ngờ nghệch (ad ignorantiam). Loại ngụy biện này, như tên gọi ám chỉ, xuất phát từ sự ngớ ngẩn. Một trong những cách nói thông thường nhất trong loại ngụy biện này mà giới ngụy biện hay dùng là nếu một điều gì đó chưa được chứng minh là sai (hay giả) thì điều đó là đúng (hay thật). Ví dụ: “Bởi vì các nhà khoa học chưa chứng minh dioxin có thể gây ra dị thai, do đó dioxin không thể gây ra dị thai,” hay kiểu lí luận của “nền kinh tế phát triển và xã hội ổn định mấy năm nay, không có lý do gì phải cần đến dân chủ”.

14. Lí luận lươn trạch. Loại ngụy biện này cho rằng nếu một sự kiện xảy ra, các sự kiện có hại khác sẽ xảy ra. Chẳng hạn như “Nếu chúng ta hợp pháp hóa cần sa, công chúng sẽ bắt đầu hút cần sa, và chúng ta cũng sẽ phải hợp pháp hóa á phiện. Rồi chúng ta sẽ là một quốc gia với những người ăn bám vào xã hội. Do đó, chúng ta không thể hợp pháp hóa á phiện”. Hay một đoạn ví dụ khác: “Tiếc thay một cuộc cải cách về kinh tế, bình bị, tài chánh, xã hội, nông nghiệp như vậy, đang trên đường thành công rực rỡ: bị tan vỡ, bị huỷ bỏ chỉ vì tham vọng đánh Đại việt của Vương An Thạch. Mà đau đớn biết bao, khi người phá vỡ chỉ là một thiếu phụ Việt ở tuổi ba mươi. Giá như Thạch không chủ trương Nam xâm, chỉ cần mười năm nữa, toàn bộ xã hội Trung quốc thay đổi; rồi với cái đà đó, thì Trung quốc sẽ là nước hùng mạnh vô song, e rằng cứ muôn đời mặt trời vẫn nở phương Đông chứ không ngả về Tây như hồi thế kỉ 18 cho đến nay bao giờ.”

15. Mệnh đề rời rạc. Đây là loại ngụy biện dùng hai (hay nhiều hơn hai) mệnh đề chẳng dính dáng gì với nhau để làm thành một phát biểu hay kết luận. Ví dụ: “Anh ủng hộ tự do dân chủ và quyền mang vũ khí hay không?” hay “Anh đã ngưng làm ăn trái phép chưa?” Câu hỏi sau thực ra hỏi hai vấn đề “Anh từng làm ăn trái phép?” và “Anh đã ngừng hoạt động hay chưa?”

16. Đơn giản hóa. Đây là một loại ngụy biện mà người phát biểu cố tình biến một quan niệm trừu tượng thành một điều cụ thể để bắt lấy thế thượng phong trong đối thoại (nhưng là ngụy biện). Ví dụ: “Tôi để ý thấy anh mô tả ông ta là một người quỉ quyệt. Vậy tôi hỏi anh cái “quỉ quyệt” đó nó nằm ở đâu trong bộ não? Anh không chỉ ra được cho tôi; do đó, tôi có thể nói cái quỉ quyệt không có thực.”


Được sửa bởi Nope ngày Thu Nov 11, 2010 9:27 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
Nope
Deputy
Deputy
Nope


Giới tính : Nữ
Tổng số bài gửi : 3445
Join date : 28/09/2010

Thói ngụy biện và Văn hóa tranh luận của người Việt Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thói ngụy biện và Văn hóa tranh luận của người Việt   Thói ngụy biện và Văn hóa tranh luận của người Việt EmptyThu Nov 11, 2010 9:22 pm

Nhóm 4. Qui nạp sai

17. Khái quát hóa vội vã. Loại ngụy biện này cũng khá phổ biến. Nó dùng một ví dụ hay trường hợp nhỏ và từ đó khái quát hóa cho một cộng đồng. Chẳng hạn như “Ông ấy là một tay đạo đức giả. Do đó, các bạn bè của ông ấy cũng giả dối.”

18. Khái quát hóa không đúng chỗ. Đây là loại ngụy biện mà người sử dụng chúng thường áp dụng một qui luật chung cho một tình huống hay một cá nhân. Chẳng hạn như “Người cộng sản là vô thần. Anh là người theo chủ nghĩa cộng sản, vậy anh chắc chắn là một người vô thần.”

19. Kéo dài tính tương đồng. Trong loại ngụy biện này, người dùng nó đề nghị một điều lệ chung chung, rồi áp dụng nó cho mọi trường hợp và cá nhân. Ví dụ: “Tôi tin rằng chống luật pháp bằng cách phạm luật pháp là một điều sai trái”, hay “Nhưng quan điểm đó ghê tởm lắm, vì nó ám chỉ rằng anh sẽ không ủng hộ tôi,” hay “Anh muốn nói rằng luật về mật mã cũng có tầm quan trọng tương đương với phong trào giải phóng sao? Sao anh dám nói thế?”

20. Lí lẽ quanh co. Loại ngụy biện này thường luẩn quẩn trong vài giả định và kết luận. Chẳng hạn như “Những người đồng tính luyến ái nhất định không thể nắm chính quyền. Do đó, phải tống khứ những viên chức chính phủ đồng tính luyến ái. Vì thế, những người đồng tính luyến ái sẽ làm mọi cách để dấu diếm hành tung của họ, và họ có nguy cơ bị tống tiền. Do vậy, những người đồng tính luyến ái không được giữa chức vụ gì trong chính phủ.” Tức là trong một lí giải như thế, cả hai giả thuyết và kết luận đều giống nhau.

21. Đảo ngược điều kiện. Loại ngụy biện này thường được biểu hiện qua hình thức “Nếu A xảy ra thì B sẽ xảy ra, do đó, nếu B xảy ra thì A sẽ xảy ra.” Ví dụ: “Nếu tiêu chuẩn giáo dục bị hạ thấp, chất lượng tranh luận sẽ bị tồi đi. Do đó, nếu chúng ta thấy chất lượng tranh luận suy đồi trong những năm sắp đến, thì điều đó cho thấy tiêu chuẩn giáo dục của ta bị xuống cấp.”

22. Lợi dụng rủi ro. Ngụy biện này thường dùng một qui luật chung và áp dụng nó cho một trường hợp cá biệt. Ví dụ: “Luật giao thông không cho anh chạy quá 50 km/h. Cho dù cha anh sắp chết anh cũng không được chạy quá tốc độ đó.”

23. Lợi dụng trường hợp cá biệt. Ngụy biện này thường dùng một trường hợp cá biệt để đem ra ứng dụng cho một đám đông. Ví dụ: “Chúng ta cho phép bệnh nhân sắp chết dùng á phiện, chúng ta nên cho phép mọi người dùng á phiện.”

24. Kết luận lạc đề. Loại ngụy biện này thường xuất hiện khi một kết luận chẳng dính dáng gì đến lí lẽ mà người biện luận trình bày. Một ví dụ tiêu biểu cho trường hợp ngụy biện này là: “Độ nhiễm arsenic trong nước ở Việt Nam chưa cao và còn trong mức độ cho phép. Dữ kiện của Bangladesh cho thấy tình trạng nhiễm arsenic ở Việt Nam rất trầm trọng.”

25. Ngụy biện rơm. Loại ngụy biện này cố tình xuyên tạc, bóp méo quan điểm hay phát biểu của người khác, để làm luận điểm tấn công. Đây là một ngụy biện, vì nó không đương đầu với cái lí lẽ đang bàn. Chẳng hạn như: “Chúng ta nên ủng hộ chế độ cưỡng bách quân dịch. Người ta không thích tòng quân vì họ không muốn cuộc sống bị đảo lộn. Nhưng họ cần nhận thức rằng có nhiều điều quan trọng hơn tiện nghi trong cuộc sống.”
Nhóm 5. Nguyên nhân giả tạo

26. “Post hoc”. Loại ngụy biện này phát biểu rằng hai sự kiện xảy ra, một trước và một sau, có quan hệ với nhau như nguyên nhân và hậu quả. Ví dụ: “Liên Xô sụp đổ sau khi nhà nước theo chủ nghĩa vô thần. Do đó, chúng ta phải từ bỏ chủ nghĩa vô thần để khỏi bị suy sụp.”

27. Ảnh hưởng liên đới. Một sự kiện được cho là có ảnh hưởng đến một sự kiện khác, nhưng thực chất thì cả hai sự kiện đều có cùng một nguyên nhân. Đây cũng chính là một trường hợp ngụy biện dưới dạng “post hoc”. Ví dụ: “Chúng ta đang chứng kiến một tình trạng thất nghiệp rất cao, vì do thiếu nhu cầu của người tiêu thụ.” (Nhưng có thể cả hai sự kiện có nguyên nhân từ tiền lời quá cao.)

28. Ảnh hưởng không đáng kể. Đây là một loại ngụy biện mang tính phóng đại từ một ảnh hưởng rất nhỏ. Chẳng hạn như “Hút thuốc gây ra ô nhiễm môi trường ở Sydney” là một phát biểu đúng, nhưng ảnh hưởng của thuốc lá đến môi trường rất khiêm tốn khi so với ảnh hưởng của khói xe và các hãng xưởng.

29. Ảnh hưởng ngược chiều. Mối quan hệ giữa nguyên nhân và hậu quả bị đảo ngược chiều để tìm đến một kết luận mang tính ngụy biện. Ví dụ: “Ung thư gây ra thói quen hút thuốc lá”.

30. Nguyên nhân phức tạp. Một sự kiện xảy ra có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng người ngụy biện có thể đơn giản hóa thành một liên hệ đơn giản. Chẳng hạn như “Tai nạn xe cộ là do đường xá xấu” có thể đúng, nhưng tai nạn cũng có thể do người lái xe ẩu trong một điều kiện xấu.

31. Nguyên nhân sai (Non causa pro causa). Loại ngụy biện này xảy ra khi một điều nào đó được cho là nguyên nhân của một sự kiện, nhưng nó chưa thực sự được chứng minh là nguyên nhân. Ví dụ: “Tôi uống một viên aspirin và cầu nguyện thượng đế, và tôi không còn bị nhức đầu. Như vậy thượng đế đã chữa trị tôi khỏi nhức đầu.”

Nhóm 6. Phi logic (non sequitur) và nhần lẫn trong tam đoạn luận

32. Phi logic. Ngụy biện phi logic thường xảy ra trong trường hợp một lí lẽ mà kết luận được rút ra từ những tiêu đề không dính dáng gì với nhau. Chẳng hạn như “Người Ai Cập đã từng làm nhiều khai quật để xây dựng những kim tự tháp, họ chắc chắn phải rất thạo về cổ sinh vật học.”

33. Loại bỏ tiền đề. Ngụy biện loại này thường xảy ra dưới hình thức “nếu A thì B, không phải A thì không phải B.” Ví dụ: “Nếu tôi ở Sydney thì tôi đang ở New South Wales. Tôi hiện không ở Sydney, do đó, tôi không ở New South Wales”.

34. Nhét chữ vào miệng người khác. Đây là một loại ngụy biện bằng cách dùng kĩ thuật phỏng vấn. Một trường hợp cổ điển là “Ông đã ngưng đánh vợ chưa?” Tức là một câu hỏi với một giả định rằng người được hỏi từng hành hung vợ. Đây là một mẹo mà giới luật sư thường hay dùng trong thẩm vấn. “Ông dấu tiền ăn cắp đó ở đâu?” Giới chính khách cũng thích mẹo này, đại khái như “Bao giờ thì nhóm EU này sẽ không còn xâm phạm vào công việc của chúng ta?”

35. Ngụy biện tứ ngữ. (Một tiêu chuẩn của tam đoạn luận gồm có 3 chữ). Ví dụ như trong câu phát biểu “Tất cả chó là thú vật, và tất cả mèo là loài động vật có vú, do đó tất cả chó là loài động vật có vú,” có bốn chữ: chó, mèo, động vật, và động vật có vú.

36. Đứt đoạn. Hai sự vật riêng biệt được xem là có liên hệ nhau nếu chúng có chung đặc tính. Người ngụy biện lợi dụng chữ giữa của một phát biểu để đưa đến một kết luận sai. Chẳng hạn như trong câu “Tất cả người Nga là nhà cách mạng, và tất cả những người theo chủ nghĩa vô chính phủ cũng là nhà cách mạng, do đó, tất cả những người theo chủ nghĩa vô chính phủ là người Nga,” chữ chính giữa là “nhà cách mạng”. Nhưng kết luận này sai, vì dù những người theo chủ nghĩa vô chính phủ và người Nga là những người cách mạng, nhưng họ có thể là hai nhóm cách mạng khác nhau.

Nhóm 7. Các nhầm lẫn khác

37. Dẫn chứng bằng giai thoại. Một trong những ngụy biện phổ biến nhất và đơn giản nhất là dựa vào những câu chuyện có tính vụn vặt, hay giai thoại. Chẳng hạn như “Có hàng khối bằng chứng cho thấy thượng đế hiện hữu và vẫn ban phép mầu hàng ngày. Mới tuần rồi đây, tôi có đọc được một câu chuyện về một cô gái sắp chết vì ung thư, cả gia đình cô đi cầu nguyện trong nhà thờ, và chỉ vài ngày sau cô hết bệnh.” Dùng kinh nghiệm cá nhân để minh họa cho một luận điểm là một điều hoàn toàn hợp lí, nhưng dùng những giai thoại như thế sẽ chẳng chứng minh gì. Một anh bạn có thể cho rằng anh từng gặp Elvis ở một siêu thị nào đó, nhưng những người chưa gặp Elvis bao giờ thì cần nhiều bằng chứng xác thực hơn.

38. Lợi dụng cổ tích. Đây là một loại ngụy biện cho rằng những gì đúng hay tốt chỉ đơn giản vì chúng là cổ xưa, và những người theo cách ngụy biện này thường nói “hồi nào đến giờ ai cũng vậy.” Chẳng hạn như “Hàng trăm năm nay, Úc chịu dưới sự cai trị của Hoàng gia Anh, và là một nước thịnh vượng. Một thể chế tồn tại lâu dài như thế ắt phải là một thể chế ưu việt.”

39. Dựa vào cái mới (ad novitatem). Ngược lại với loại ngụy biện dựa vào cái cũ, ngụy biện dựa vào cái mới cho rằng một điều gì đó tốt hơn và đúng hơn đơn giản chỉ vì nó mới hơn cái khác. “Windows 2000 phải tốt hơn Windows 95, Windows 2000 mới được thiết kế lại năm ngoái.”

40. Lí lẽ của đồng tiền. Loại ngụy biện này thường dựa vào một niềm tin duy nhất rằng đồng tiền là một tiêu chuẩn của sự đúng đắn. Những người có nhiều tiến có khả năng đúng hơn những người ít tiền. Chẳng hạn như “Nhu liệu của hãng Microsoft đương nhiên là tốt hơn; nếu không thì làm sao Bill Gates có thể trở nên tỉ phú như thế”.

41. Dựa vào cái nghèo. Ngược lại với ngụy biện dựa vào sự giàu có, có một loại ngụy biện khác dựa vào sự nghèo khổ. Chẳng hạn như “Các vị sư có khả năng hiểu thấu được ý nghĩa của cuộc sống, bởi vì họ từ bỏ mọi xa hoa của cuộc sống.”

42. Điệp khúc (ad nauseam). Loại ngụy biện này cho rằng một lí lẽ càng được lặp đi lặp lại nhiều chừng nào thì nó sẽ được người ta chấp nhận là đúng. Do đó, người ngụy biện thường chỉ lặp đi lặp lại những phát biểu, bất kể đúng sai ra sao, cho đến khi người đối thoại mệt mỏi không còn muốn nghe nữa, như “Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, nhà nước quản lí”.

43. Lạm dụng thiên nhiên. Đây là một ngụy biện rất thông thường trong giới chính trị gia, mà trong đó họ tìm cái tương đồng giữa một kết luận nào đó và một khía cạnh của thế giới tự nhiên, rồi từ đó phát biểu rằng kết luận đó là không thể tránh khỏi. Chẳng hạn như “Đặc điểm của thế giới tự nhiên là cạnh tranh; động vật đấu tranh chống nhau để làm chủ tài nguyên thiên nhiên. Chủ nghĩa tư bản, một hình thức cạnh tranh để làm chủ tư liệu, chỉ đơn giản là một phần của con người sống trong thế giới tự nhiên. Đó cũng là cách mà thế giới tự nhiên vận hành.”

Một hình thức khác của lạm dụng thiên nhiên là lí luận cho rằng bởi vì con người là sản phẩm của thế giới tự nhiên, chúng ta phải bắt chước hành động theo những gì chúng ta thấy trong thế giới tự nhiên, và làm khác đi là “phi tự nhiên”. Ví dụ: “Đồng tính luyến ái dĩ nhiên là không tự nhiên.”

44. Ngụy biện “anh cũng vậy”. Đây là một trong những ngụy biện rất phổ biến. Nó dựa vào lí lẽ rằng một hành động có thể chấp nhận được bởi vì người đối nghịch đã làm. Chẳng hạn như “Anh là một người lừa dối.” “Rồi sao? Anh cũng là một tay lừa dối vậy.”

45. Lạm dụng thống kê. Thống kê thường được giới ngụy biện sử dụng tối đa, vì theo họ thống kê có thể dùng để “chứng minh” bất cứ điều gì. Người ta có thể vặn vẹo hai con số 1 và 3 điểm để sản xuất những phát biểu như “khác nhau 2 điểm”, “cao gấp 3 lần”, hay “tăng 200%”; người ta có thể dựa vào ý kiến đồng tình của 4 người trong 5 người để cho là “80% người được thăm dò”, hay thậm chí “đa số cộng đồng” đồng ý với một luận điểm nào đó. Tức là những khái quát hoá một cách vội vã, hay dựa vào một mẫu số cực kỳ thấp, thấp đến độ nó không có nghĩa lí gì. Thực ra, thống kê không chứng minh điều gì cả. Thống kê chỉ là một phương tiện hay thuật toán dùng để loại bỏ những trường hợp khả dĩ hay không khả dĩ. Vì có quá nhiều ngụy biện thống kê, nên vấn đề này sẽ được bàn tiếp trong một dịp khác.

Nhận xét

Có thể nói những loại ngụy biện trên đây có những đặc điểm chung là (a) phát biểu không dựa vào lí lẽ logic; (b) các định đề không vững để đi đến một kết luận; và (c) đưa ra giả định không đúng. Ngụy biện, do đó, nói cho cùng, là một sản phẩm của sự lười biếng suy nghĩ. Và hầu như trong chúng ta, ai cũng có ít nhất là một lần lười suy nghĩ. Do đó, nếu điểm qua những loại ngụy biện trên đây, chúng ta tự cảm nhận rằng trong quá khứ mình chắc cũng có lần phạm vào lỗi lầm của ngụy biện. Điều này có thể đúng, và không nên lấy làm ngạc nhiên, vì các nhà thông thái, và ngay cả giới có huấn luyện về logic học cũng đôi khi, vì cố ý hay vô tình, ngụy biện. Giới chính trị gia và truyền thông là những người cực kì nổi tiếng về ngụy biện.

Nhưng tại sao những ngụy biện vẫn còn có mặt trên báo chí? Theo tôi, bởi vì chúng vẫn có khách hàng. Vẫn có người, dù ít hay nhiều, tin tưởng vào ngụy biện, vì nó thuận nhĩ, trơn tru, và nhất là không thách thức. Sờ một hòn đá trơn tru đem lại cho chúng ta một cảm giác khoan khoái dễ chịu hơn là sờ một hòn đá lởm chởm, hay ngồi trên một cái ghế ghồ ghề. Người ta thích sự trơn tru, bởi vì trơn tru là dấu hiệu của sự khoan khoái, dễ chịu, là cái khoảng thời gian giải lao, không cần sự thách thức.

Có lẽ, ở một khía cạnh nào đó, điều này cũng không đến nỗi tệ, bởi vì những ngụy biện phản ánh sự thành công [hay có người nói sự phong phú] của ngôn ngữ trong việc tách rời giữa những gì thô thiển, gồ ghề với những gì hoàn thiện, mĩ miều. Nhưng sự trơn tru của các vật thể và ngôn ngữ ngày nay đem lại cho chúng ta một cảm giác giả tạo về thế giới thực của các vật thể. Những kì kẹt xe trên đường xá mới để lộ trái tim phức tạp của một thành phố. Tương tự, một sự cố của internet sẽ nhắc nhở chúng ta về tình trạng hỗn mang và phức tạp của hệ thống thông tin điện tử. Sự hỗn mang và phức tạp là thực. Trơn tru, tròn trĩnh có thể là giả tạo. Những câu văn ngụy biện có thể chỉ là những lời phát biểu lém lỉnh thay vì lịch thiệp, hàm chứa mánh khóe thay vì thân thiện. Có thể nói, ngụy biện là những lối sáo ngữ liến thoắng nhằm vào mục đích lôi cuốn người nghe/đọc, thay vì cung cấp cho họ một sự thực.

Bởi vì ngụy biện là những lí lẽ mà bề ngoài có vẻ logic, nên chúng có khả năng thuyết phục những người không chịu khó suy nghĩ, nhất là những người còn mang nặng cảm tính. Điều này giải thích tại sao nhiều người tiếp nhận một cách thụ động quá nhiều những điều quái gở về thế giới chung quanh, kể cả những niềm tin tôn giáo, những mê tín dị đoan, những triết lí quái đảng, những thông tin sai lạc, v.v.. Cái tác hại của việc tiếp nhận thụ động này là nó làm cho người ta trở nên nô lệ với cảm tính, và dễ dàng trở thành những tín đồ cuồng tín của những người “lãnh đạo” chính trị hay tôn giáo.

Để không trở thành những nô lệ, cần phải suy nghĩ nghiêm túc. Suy nghĩ nghiêm túc là một quá trình hoạt động tri thức nhằm ý niệm hóa, ứng dụng, phân tích, tổng hợp, và đánh giá những thông tin được thu thập từ quan sát, kinh nghiệm, phản ánh, lí luận, hay liên lạc, như là một niềm tin cho hành động. Cần phải dựa vào những giá trị tri thức với những đặc điểm như trong sáng, chính xác, nhất quán, có liên hệ, bằng chứng tốt, lí lẽ hợp lí, có chiều sâu, và công bằng. Tức là, trước một câu phát biểu hay một đề nghị, cần phải thẩm định lại kết cấu và nguyên tố của phát biểu hay đề nghị đó. Những kết cấu và nguyên tố này là: mục đích, vấn đề, giả định, quan niệm, bối cảnh, kết luận, ngụ ý, hậu quả, phạm vi tham khảo, và quan điểm khác.

Người Việt chúng ta thường rất tự hào về những đối thoại [mà chúng ta cho là “thông minh”] giữa Trạng Quỳnh và Chúa Trịnh ngày xưa. Nhưng nói một cách công bằng và theo tiêu chuẩn của lí luận logic, thì những trao đổi của Trạng Quỳnh hay tương tự chỉ là những ngụy biện ở trình độ thô sơ nhất. Nhưng có điều đáng buồn là những đối thoại kiểu Trạng Quỳnh, mà trong đó sự hơn thua nhau từng câu nói, bắt bẽ nhau từng chữ, vặn vẹo ý nghĩa của từng câu văn, v.v… lại đi vào sử sách, như thể để làm gương cho thế hệ sau này. Mà làm gương thật. Cho đến ngày nay, có người vẫn còn cho đó là một biểu tượng của sự thâm thúy, thông minh của dân tộc, là phản ánh sự phong phú của ngôn ngữ Việt, và đem ra ứng dụng trong tranh luận.

Theo dõi báo chí, chúng ta thấy những hình thức tấn công cá nhân (thay vì tấn công vào luận điểm), xuyên tạc ý tưởng, chụp mũ, suy luận theo cảm tính, mỉa mai, đơn giản hóa vấn đề, v.v… xuất hiện hầu như hàng ngày, có khi hàng giờ. Vì những tần số của những loại ngụy biện xuất hiện quá nhiều như thế, nó thành một sự rập khuôn. Theo thời gian, rập khuôn trở thành “truyền thống”. Hậu quả của cái truyền thống này là những ai ra ngoài cái khuôn sáo của ngụy biện đều có thể bị xem là phi chính thống, dẫn đến một lối suy nghĩ và phán xét kì quặc kiểu “anh/chị không thuộc nhóm của tôi, vậy thì anh/chị thuộc nhóm bên kia,” “anh chê ‘quốc gia’, vậy anh phải là cộng sản,” “anh khen Việt Nam, vậy anh là cộng sản,” “giọng nói anh ‘Bắc kỳ 75’, vậy anh là cộng sản,” hay “Nhà nước cho anh ra ngoài này trình diễn, chắc anh là cộng sản đi tuyên truyền”… Anh ở phía này, tôi bên kia. Nói tóm lại, đó là một lối phân định theo hai giá trị: xấu và tốt, đen và trắng, hay địch và ta một cách cứng nhắc. Cách phân định này thể hiện một sự nghèo nàn về trí tuệ, hay lười biếng suy nghĩ. Chỉ cần đặt vấn đề ngược lại một chút, hay phát triển vấn đề xa hơn một chút, ai cũng có thể thấy lối phân chia có/không này không thể đem đến một đáp số cho một vấn đề nào cả.

Trong cái sự thực phức tạp, mờ mờ ảo ảo của vấn đề, có cái đẹp riêng. Không phải cái đẹp trơn tru, tròn trĩnh, nhưng là cái đẹp khắt khe của sự thật. Tương tự, một lời phát biểu nghịch lí có cái đẹp của nó, vì nó có thể đánh thức chúng ta về một thế giới phức tạp, một thế giới không nằm gọn trong đúng/sai, tốt/xấu, bạn/thù. Có lẽ đã đến lúc chúng ta nên vượt qua chính mình bằng cách cho các tế bào trí tuệ có cơ hội làm việc.

Link nguồn
Về Đầu Trang Go down
Nope
Deputy
Deputy
Nope


Giới tính : Nữ
Tổng số bài gửi : 3445
Join date : 28/09/2010

Thói ngụy biện và Văn hóa tranh luận của người Việt Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thói ngụy biện và Văn hóa tranh luận của người Việt   Thói ngụy biện và Văn hóa tranh luận của người Việt EmptyThu Nov 11, 2010 9:23 pm

Người Việt và văn hóa tranh luận
Có những cuộc tranh luận rất gay go nhưng luôn trong hòa khí, với kết thúc bằng những đồng thuận không có bởi áp đặt, cũng như không xảy ra sứt mẻ quan hệ giữa những người tham gia. Người ta học được gì đó mới trong mỗi nội dung mà mình tranh luận. Điều đó chỉ có thể xảy ra khi các bên tham gia tranh luận có văn hóa tranh luận. Văn hóa tranh luận – đương nhiên nằm trên nền văn hóa của mỗi cá nhân, và rộng hơn là văn hóa của dân tộc. Một dân tộc có nền văn hóa ra sao, nó thể hiện phần nào qua cách mà người dân tộc đó tranh luận.

Với người Việt, văn hóa tranh luận thể hiện rõ qua kết cục thường thấy: tranh luận biến thành cãi lộn. Người ta luôn cố gắng bác bỏ ý kiến của đối phương, bảo vệ đến cùng quan điểm của bản thân. Hiếm khi thấy người ta thừa nhận cái sai của mình. Hòn bấc ném đi hòn chì ném lại, nặng lời, to tiếng rồi chuyển sang mạt sát lẫn nhau trong sự không kiềm chế. Kết cục là không giải quyết được vấn đề gì trong khi chuốc thêm bực mình thậm chí thù hằn lẫn nhau. Không nhiều người Việt có văn hóa tranh luận, âu cũng là do dân tộc này không có truyền thống tranh luận – chuyện không có gì khó hiểu đối với nền văn hóa của một dân tộc nô lệ và có truyền thống gia trưởng – không dám nói trái ý cha mẹ, lời thày là khuôn vàng thước ngọc; từ ngàn đời nay người ta phải tuân theo chiếu chỉ của vua quan của các triều đại phong kiến nối tiếp nhau cho tới triều đại phong kiến biến tướng ngày nay. Không được phép nói trái ý vua, phạm húy, vi phạm các chiếu chỉ và nghị quyết trong điều kiện pháp luật xử lý tùy tiện đã tạo ra một môi trường giết chết tranh luận. Một cách tổng quát - người ta không thể tranh luận khi không có tự do ngôn luận – linh hồn của tự do.

Trong thời đại internet ngày nay đã xuất hiện ngày càng nhiều các cuộc tranh luận. Thiết nghĩ việc tìm hiểu thế nào là văn hóa tranh luận là cần thiết nhằm tránh vết xe đổ của vô vàn các cuộc tranh luận đã có, nhưng trước nhất ta cần xác định mục đích của tranh luận là gì? Việc gì cũng vậy, khi mục đích không thống nhất thì kết cục việc làm sẽ chẳng đi đến đâu. Điều này cũng đương nhiên đúng đối với tranh luận. Người viết cho rằng mục đích tranh luận là để tìm ra chân lý – đây là quá trình tự nhiên của hoạt động tư duy của con người đồng thời nó cũng là một nhu cầu của con người - việc này làm động lực cho xã hội phát triển. (Xin được miễn đi sâu phân tích điểm này ở đây để tránh lạc đề). Khi có cùng mục đích tìm hiểu đâu là chân lý thì người ta thấy việc nỗ lực thuyết phục người khác hoặc khăng khăng bảo vệ quan điểm của mình sẽ trở thành lố bịch.

Nếu đồng ý mục đích tranh luận là như vậy thì một cách giản dị và tổng quát, văn hóa tranh luận bao gồm ba yếu tố sau:

1- Điều kiện tiên quyết của một cuộc tranh luận đúng nghĩa: Người tham gia tranh luận phải có tâm cầu thị. Đơn giản vì đây là hệ quả của mục đích tranh luận. Nếu không có cái tâm cầu thị thì người ta sẽ tranh luận với rất nhiều mục đích khác nhau. Khi đã không có cái đích chung thì cuộc tranh luận sẽ chắc chắn chẳng đi tới đâu. Khi đã không có tâm cầu thị, chắc chắn người ta sẽ tham gia tranh luận với những động cơ thiếu lương thiện, điều này không khó nhận ra đối với những bạn đọc tỉnh táo.

2-Tranh luận phải có tính học thuật: điều này có nghĩa người tham gia tranh luận nên/phải tôn trọng thực tế khách quan, trình bày quan điểm có cơ sở lý luận hoặc cơ sở thực tế, có dẫn chứng minh họa. Để cho rõ ràng, đôi khi việc qui ước những tiêu chuẩn để đánh giá thế nào là đúng, sai cũng là cần thiết. Tóm lại, cần phải có chung hệ qui chiếu. Những nội dung tranh luận càng phức tạp sẽ càng đòi hỏi nhiều kiến thức. Điều quan trọng nhất ở đây là phải thống nhất với nhau các vấn đề nền tảng trước khi đi vào tranh luận chi tiết. Nhiều cuộc tranh luận gay gắt lẽ ra sẽ không xảy ra nếu người ta biết rằng vấn đề chỉ là cách hiểu khác nhau về một khái niệm nào đó, thậm chí một từ ngữ nào đó. Cuối cùng nhiều lúc người ta thấy mình đã phí thời gian vô ích chỉ vì không thống nhất trước vài vấn đề cơ bản. Với người Việt, cảm tính thường được dùng thay lý tính khi tiếp cận một vấn đề, đây là một đặc tính văn hóa không thích hợp trong tranh luận.

3- Tôn trọng đối phương khi tranh luận. Nếu thực sự coi mục đích của tranh luận là để phân minh phải trái đúng sai, thì không có lý do gì để thiếu tôn trọng đối phương. Sự sai lầm của một quan điểm có giá trị chứng minh cho sự đúng đắn của một quan điểm khác. Mặt khác, không có gì đảm bảo cho sự đúng đắn của một ý kiến là vĩnh viễn. Tất cả chỉ có giá trị giới hạn trong điều kiện hiện tại của các dữ liệu hiện có.Vậy nên giữ thái độ tôn trọng lẫn nhau là cần thiết. Ngôn từ đúng mức, thể hiện quan điểm một cách ôn hòa trong giới hạn vấn đề đang được tranh luận là điều nên có trong tranh luận. Ở những xã hội phát triển văn minh con người ta tôn trọng nhau hơn ở những xứ còn lạc hậu, đó là sự khác biệt về văn hóa.

Link nguồn
Về Đầu Trang Go down
Nozomi Sasaki
Legend
Legend
Nozomi Sasaki


Giới tính : Nam
Age : 36

Tổng số bài gửi : 1087
Join date : 28/09/2010

Thói ngụy biện và Văn hóa tranh luận của người Việt Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thói ngụy biện và Văn hóa tranh luận của người Việt   Thói ngụy biện và Văn hóa tranh luận của người Việt EmptyThu Nov 11, 2010 9:33 pm

Copy ở đâu đấy, cho thêm hình ảnh vào đọc cho đỡ mỏi mắt bé à.
Về Đầu Trang Go down
Nope
Deputy
Deputy
Nope


Giới tính : Nữ
Tổng số bài gửi : 3445
Join date : 28/09/2010

Thói ngụy biện và Văn hóa tranh luận của người Việt Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thói ngụy biện và Văn hóa tranh luận của người Việt   Thói ngụy biện và Văn hóa tranh luận của người Việt EmptyThu Nov 11, 2010 9:39 pm

Có link nguồn trên kia kìa... và nó ko có minh họa

Đã nói là rất nhiều chữ mà confuse
Về Đầu Trang Go down
Nozomi Sasaki
Legend
Legend
Nozomi Sasaki


Giới tính : Nam
Age : 36

Tổng số bài gửi : 1087
Join date : 28/09/2010

Thói ngụy biện và Văn hóa tranh luận của người Việt Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thói ngụy biện và Văn hóa tranh luận của người Việt   Thói ngụy biện và Văn hóa tranh luận của người Việt EmptyThu Nov 11, 2010 9:46 pm

Nope đã viết:
Có link nguồn trên kia kìa... và nó ko có minh họa

Đã nói là rất nhiều chữ mà confuse
Thì gg kiếm hình minh họa, chứ nhiều chữ thế này mỏi mắt lắm, chả đọc hết đến post 1 được đâu.
Về Đầu Trang Go down
Kim Cương Đen
Legend
Legend
Kim Cương Đen


Giới tính : Nam
Age : 31

Tổng số bài gửi : 1213
Join date : 28/09/2010
Đến từ : Đâu Không Biết

Thói ngụy biện và Văn hóa tranh luận của người Việt Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thói ngụy biện và Văn hóa tranh luận của người Việt   Thói ngụy biện và Văn hóa tranh luận của người Việt EmptyThu Nov 11, 2010 11:24 pm

Về bản chất thì 1 cuộc tranh luận ở bất kỳ đâu chính là sự so sánh cái tôi của những người tham gia. Tranh luận là nơi để mọi người chứng minh cái tôi của mình bằng ý kiến và lập luận hay nói cách khác là bảo vệ ý kiến của mình chính là bảo vệ cái tôi của bản thân. Khi 1 người không thể chứng minh được mình đúng thường sẽ lặng lẽ rời khỏi cuộc tranh luận đó

hoặc

để bảo vệ cái tôi của mình họ sẽ tấn công vào cái tôi của đối phương,

đó là tiền đề cơ bản nhất hình thành nên ngụy biện nói cách khác ngụy biện là cách kẻ thua bảo vệ cái tôi của mình
Về Đầu Trang Go down
Zodiaholic
Sharpclaw Warrior
Sharpclaw Warrior
Zodiaholic


Giới tính : Nam
Age : 33

Tổng số bài gửi : 528
Join date : 27/07/2011

Thói ngụy biện và Văn hóa tranh luận của người Việt Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thói ngụy biện và Văn hóa tranh luận của người Việt   Thói ngụy biện và Văn hóa tranh luận của người Việt EmptySun Sep 18, 2011 6:03 am

Đúng là phải công nhận là văn hóa tranh luận của Việt Nam nó .... nản thật.
Công nhận, đúng như bài viết nói, dạo qua các blog, facebook, ở những topic thảo luận mình đọc xong các cuộc tranh luận ở đó mình cũng chỉ thấy ngán ngẩm ...

Cảm ơn bài viết bạn chủ thớt nhé byebye


Được sửa bởi mrtm ngày Wed Oct 19, 2011 6:17 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
https://www.facebook.com/mrtm1991
Zodiaholic
Sharpclaw Warrior
Sharpclaw Warrior
Zodiaholic


Giới tính : Nam
Age : 33

Tổng số bài gửi : 528
Join date : 27/07/2011

Thói ngụy biện và Văn hóa tranh luận của người Việt Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thói ngụy biện và Văn hóa tranh luận của người Việt   Thói ngụy biện và Văn hóa tranh luận của người Việt EmptySun Sep 18, 2011 7:17 am

Văn hóa tranh luận, nỗi xấu hổ của văn hóa Việt

Trong một cuộc gặp mặt báo chí, ông Nguyễn Sĩ Dũng, phó chủ nhiệm văn phòng Quốc Hội đã nói: “Báo chí đã thực sự đóng góp rất lớn vào thành công của kỳ họp, đồng thời đóng góp rất lớn và phát triển của đất nước khi mà tranh luận xã hội đã đi cùng với phát triển trước những vấn đề lớn của đất nước, bước đầu đã hình thành văn hóa tranh luận trên báo chí…” Một lời khen đắng ngắt, trải qua gần hai thế kỉ báo chí nước nhà mới hình thành văn hóa tranh luận, quá buồn nhưng có vẻ như lời khen hơi quá.

Liệu chúng ta đã hình thành văn hóa tranh luận hay chưa? Câu hỏi thật khó trả lời. Không phải không có những cuộc tranh luận có văn hóa, nhiều là đằng khác nhưng nó quá ít, như muối bỏ bể, nếu xét trên cái nền chung văn hóa tranh luận nước nhà hiện thời. Những đạo lý lỗi thời tồn đọng từ xưa tới nay trong tâm thức người Việt, nguyên nhân của sự bất bình đẳng trong tranh luận, nói khác đi, khó có thể có văn hóa tranh luận khi mà sự vâng lời, tính tuân thủ, thói quen chấp hành vô điều kiện giữa lớn và bé, cao và thấp, to và nhỏ đang là triết lý sống của người Việt.

Chưa bàn đến việc đó, ngay cả khi hoàn toàn được quyền tranh luận bình đẳng, không có sự cản trở nào của đạo lý cổ truyền hay các luật lệ đương thời, thì người ta cũng không đủ được bình tĩnh để bảo toàn cuộc tranh luận, không chóng thì chầy nó trở thành cuộc cãi lộn, chửi rủa, thóa mạ nhau. Mục đích tối thượng của tranh luận là tìm kiếm chân lý đã không được coi trọng, người ta đánh đồng liêm sĩ với chân lý, bảo vệ ý kiến của mình không còn là bảo vệ một chân lý khoa học mà bảo vệ liêm sĩ của cá nhân mình, khốn thay.

Đấy là lý do để người ta không chịu tranh luận mà ngụy biện, tháu cáy lí lẽ, bẻ quẹo các khái niệm và đổ vấy đối phương bằng sự chụp mũ trắng trợn và thô bạo. Một nhà văn hóa đã nói: “Việc cá thể hóa một tranh luận là điểm khởi đầu hoàn hảo để biến nó thành chiến tranh.” Hoàn toàn chính xác. Một khi đánh đồng sự đúng sai với phẩm hạnh hay trình độ của người tranh luận thì kết cục tất yếu của mọi cuộc tranh luận sẽ là khinh rẻ và thù hằn nhau, không thể khác.

Kể từ khi văn hóa mạng phát triển, các cuộc tranh luận ngày càng lâm vào tình trạng hỗn loạn, lắm khi không còn ra thể thống gì nữa. Một người lấy tên thật phải đối phó với hàng trăm, hàng ngàn kẻ lấy nick name ảo. Có nhiều lý do để người ta lấy nick ảo, nhưng với những kẻ giấu tên thật chỉ để chửi nhau, thóa mạ nhau cho dễ thì người có tên thật khác nào đương cự với đám đông những kẻ ném đá giấu tay. Xuất hiện ngày càng nhiều các cuộc chửi rủa, thóa mạ bất tử. Không cần phải lý lẽ, nếu mày nói ngược lại điều tao muốn thì mày bị ăn chửi. Thật không gì tệ hại hơn.

Về một bài viết nổi tiếng của giáo sư toán học Ngô Bảo Châu đã làm cho anh quá mệt mỏi không phải vì những chỉ trích nghiêm túc, chỉ vì anh không thể nói chuyện được với những kẻ “mở miệng là chửi bậy, viết đi viết lại cũng chỉ dăm câu đại loại “Đèo mạ cái thứ nực cười ….muốn ỉa quá!” và “thóa mạ anh bằng thứ ngôn từ hàng chợ, gọi anh là “giáo sư cừu gặm cỏ”. (Theo nhà báo Trương Duy Nhất).

Có lẽ đó là lý do Ngô Bảo Châu buộc phải đóng cửa blog Thích học toán của mình, cũng là lý do vì sao văn hóa tranh luận nước nhà bị coi là nỗi xấu hổ của văn hóa Việt.

Nguồn
Bổ sung thêm cho bạn chủ thớt nữa này Thói ngụy biện và Văn hóa tranh luận của người Việt 1817655808
Về Đầu Trang Go down
https://www.facebook.com/mrtm1991
Zodiaholic
Sharpclaw Warrior
Sharpclaw Warrior
Zodiaholic


Giới tính : Nam
Age : 33

Tổng số bài gửi : 528
Join date : 27/07/2011

Thói ngụy biện và Văn hóa tranh luận của người Việt Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thói ngụy biện và Văn hóa tranh luận của người Việt   Thói ngụy biện và Văn hóa tranh luận của người Việt EmptyWed Oct 19, 2011 6:28 pm

bây giờ, theo mình cảm nhận, thì có lẽ những nơi như fb, ... chỉ là nơi mà ai cũng đều có thể lên để rủa xả, thóa mạ, cãi lộn, chửi bới, ... mà chẳng phải chịu sự quản lý của staff fb cả.

Theo mình nghĩ topic này và topic Học thuyết tảng băng trôi là 2 topic có giá trị nhất cả cái 4r này Thói ngụy biện và Văn hóa tranh luận của người Việt 3573983318. Với 2 topic này, chúng ta có thể thấy được 1 cách toàn diện nhất về cái sự tranh luận của dân vn mình, từ thực trạng, đến nguyên nhân, và giải pháp big_smile
Về Đầu Trang Go down
https://www.facebook.com/mrtm1991
Zodiaholic
Sharpclaw Warrior
Sharpclaw Warrior
Zodiaholic


Giới tính : Nam
Age : 33

Tổng số bài gửi : 528
Join date : 27/07/2011

Thói ngụy biện và Văn hóa tranh luận của người Việt Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thói ngụy biện và Văn hóa tranh luận của người Việt   Thói ngụy biện và Văn hóa tranh luận của người Việt EmptyFri Nov 30, 2012 11:47 am

Đào mộ phát Thói ngụy biện và Văn hóa tranh luận của người Việt 3573983318
Trích dẫn :
Quân tử tranh luận định chân lý. Tiểu nhân tranh luận phân thắng thua.

Câu danh ngôn này mình chỉ mới tình cờ tìm được cách đây có hơn tuần. Nhưng thực sự mình cực kỳ thích câu này!
Về Đầu Trang Go down
https://www.facebook.com/mrtm1991
Kim Cương Đen
Legend
Legend
Kim Cương Đen


Giới tính : Nam
Age : 31

Tổng số bài gửi : 1213
Join date : 28/09/2010
Đến từ : Đâu Không Biết

Thói ngụy biện và Văn hóa tranh luận của người Việt Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thói ngụy biện và Văn hóa tranh luận của người Việt   Thói ngụy biện và Văn hóa tranh luận của người Việt EmptyFri Nov 30, 2012 11:34 pm

văn hóa mạng của vn nó thế âu cũng 1 phần vì Thần Thông thì ít mà thần phán thì nhiều
Về Đầu Trang Go down
Mrs.Son
Leader
Leader
Mrs.Son


Tổng số bài gửi : 236
Join date : 28/09/2010

Thói ngụy biện và Văn hóa tranh luận của người Việt Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thói ngụy biện và Văn hóa tranh luận của người Việt   Thói ngụy biện và Văn hóa tranh luận của người Việt EmptySat Dec 01, 2012 9:17 am

tất cả chỉ cần sự ý thức thôi...^^

Nhưng đa phần chẳng người nào hoặc rất ít người có ý thức về việc mình đang nói, đang gỏ bàn phím...

chúng ta nên bắt đầu từ chính mình....^^
Về Đầu Trang Go down
Zodiaholic
Sharpclaw Warrior
Sharpclaw Warrior
Zodiaholic


Giới tính : Nam
Age : 33

Tổng số bài gửi : 528
Join date : 27/07/2011

Thói ngụy biện và Văn hóa tranh luận của người Việt Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thói ngụy biện và Văn hóa tranh luận của người Việt   Thói ngụy biện và Văn hóa tranh luận của người Việt EmptyThu Sep 26, 2013 8:19 pm

http://triethocduongpho.com/2013/09/24/huyen-chip-do-nhat-nam-va-cau-chuyen-ve-van-hoa-tranh-luan/ đã viết:
Huyền Chip, Đỗ Nhật Nam… Và Câu Chuyện Về Văn Hóa Phản Biện
Chưa bao giờ Việt Nam có một không gian trao đổi, thảo luận và cả cãi nhau, mỉa nhau, chửi nhau rộng mở đến thế. Từ các diễn đàn như VOZ, Webtretho cho tới các mạng xã hội như Facebook, Tầm Tay hay cả dưới chân các bài báo như của VietnamNet, Dân Trí. Từ ngày ra đời, các đơn vị tổng hợp tin tức đã thúc đẩy và tạo ra thói quen comment mạnh mẽ dưới mỗi tin tức mà ví dụ điển hình trước đây là linkhay và nay là Tạp Chí Chim Lợn.

Cá nhân tôi cho rằng đây là một xu hướng chung của xã hội, nơi những nhu cầu được thể hiện bản thân, bày tỏ quan điểm, cảm xúc của mỗi cá nhân là rất lớn. Thật sự khó có sự tiến bộ và phát triển nơi những ý kiến của vạn người lại “giống y như một”, hay nếu chỉ có sự phát ngôn một chiều từ một hay một nhóm thế lực thì cũng thật nguy hại cho sự tiến bộ của xã hội.

Thế nhưng, chúng ta đã dần có được quyền tự do ngôn luận (tôi chỉ dám nói từ dần, bởi rõ ràng còn nhiều vấn đề vẫn còn chưa được tự do), chúng ta cũng đã có nhiều không gian cho các phát biểu, thế nhưng tôi cho rằng “văn hóa phản biện” hay những tư duy mà người tham gia trong các cuộc “‘trò chuyện”, một yếu tố rất quan trọng lại còn thiếu nặng nề ở Việt Nam.

Không khó để nhận ra là các “comment” (xin lỗi vì tôi không thích dùng từ bình luận) qua lại trên mạng đều chẳng góp ích nhiều cho sự trao đổi quan điềm, sự phát triển của thế giới quan hay tạo ra một bức tranh rõ ràng về sự việc, chúng giống như kiểu “Đổ dầu vào lửa” hơn. Những người tham gia bình thường, phần lớn phát biểu cảm xúc hay chỉ đơn thuần là một “khẳng định” nào đó mà chẳng hề diễn giải sự hợp lý của nó. Điều này kiểu như “phán”, kiểu như bạn là một ông quan to, nghe xong câu chuyện của 2 ông kiện nhau rồi phán luôn một câu “cả hai đều có tội”.

Thậm chí có những người comment khi họ còn chưa đọc hết cả bài viết.

Những người ủng hộ nhân vật chính thì bị gọi là “bênh vực”, “ăn tiền”, “nịnh hót”, “bao che”, “mù quáng”…Những người phản đối thì bị gọi là “GATO”, “ném đá”, “thiển cận”, “ăn không ngồi rồi” ….

Những nguyên nhân

1. Suy nghĩ hời hợt

Tôi cho rằng nhiều khán giả thường không thực sự dành thời gian để tự “tranh biện” với bản thân về sự việc sau khi họ tiếp nhận thông tin. Họ ngay lập tức chọn cho mình một quan điểm và bị gắn chặt với nó. Rõ ràng việc tìm hiểu thông tin nhiều chiều, xác định độ tin cậy của tác giả, tự hỏi và tự trả lời là một quá trình dài và khá “hại não”, những quá trình tìm hiểu thông tin và tư duy này đánh bại phần lớn khán giả. Chúng ta cảm thấy sung sướng hơn khi chỉ cần “đồng tình” hay “phản đối” một quan điểm nào đó.

2. Bị định hướng

Báo chí và các kênh truyền thông ở Việt Nam, tôi cho rằng lập lờ rất nhiều giữa cung cấp thông tin về sự việc và cung cấp quan điểm về sự việc. Có thể vô tình hay cố ý, những bài viết có đưa quan điểm/cảm xúc chủ quan của tác giả sẽ khiến người đọc có xu hướng đồng tình nhiều hơn là phản đối với bài viết đó, nguyên nhân vì trong bài báo thường đưa thông tin và dùng những từ ngữ có lợi cho quan điểm đó.

Lấy ví dụ về bài viết về bài kiểm tra văn bị điểm 2 với lời phê được đưa lên TCCL.

http://tccl.info/vui/1636/bai-kiem-tra-2-diem-bi-phe-’kho-thanh-nguoi-tu-te’.html

Có những bình luận trái chiều về vấn đề này, nhưng bài báo này trích dẫn toàn những quan điểm bất bình của cư dân mạng thay vì cân đối chúng.

3. Bị đánh lừa bởi ngụy biện

Trong số rất nhiều các ngụy biện, có một số ngụy biện nếu được sử dụng tốt sẽ rất nguy hiểm vì nghe rất thuyết phục, nhưng lại hoàn toàn ẩn dấu đi nhưng sai lầm về mặt logic hoặc chúng đánh vào bẫy tâm lý của người nghe khiến họ cảm thấy nó rất có lý. Cá nhân tôi cho rằng nhiều ngụy biện được sử dụng như một bản năng tự nhiên, xuất phát từ lỗi tư duy của chính người phát biểu, nói cách khác, chính họ cũng bị ngụy biện của họ thuyết phục.Hãy đi sâu hơn vào các lỗi ngụy biện nguy hiểm này.

3.1 Công kích cá nhân

Các phép công kích cá nhân thông thường nhất là “chửi”, tuy nhiên cách này rất lộ liễu, hiệu quả của nó lại có thể rất khả quan trên quy mô lớn. Khi tiếp nhận 1 lượng cực lớn câu chửi trong một thời gian ngắn, người tiếp nhận có thể cảm thấy bị áp lực rất mạnh về tâm lý và dễ dẫn đến kích động, phản ứng tiêu cực hoặc hành động thiếu suy nghĩ.

Phép công kích cá nhân cao siêu hơn, thường được áp dụng bởi những người có học hơn. Họ sẽ đào sâu vào tiểu sử của người phát biểu ví dụ như Cô ta học trường nào? Quê ở đâu? Có bê bối gì hay không? Gia đình cô ta làm nghề gì?…

Trong vụ việc của Huyền Chip, việc Huyền không đi học, xuất thân từ nông thôn, xa gia đình sớm được lấy làm cơ sở cho suy luận rằng cô “thiếu giáo dục”, “không có văn hóa tranh luận” của một blogger… hay cách phát âm tiếng Anh của PGS Hoàng Ánh cũng như lịch sử học tập, công tác của bà bị lôi ra làm trò cười, mỉa mai trên một diễn đàn khác.

Trong câu chuyện này, một trích dẫn rằng Việt Nam nhiều GS, TS nhưng ít bằng phát minh cũng được lấy làm dẫn chứng cho việc kết luận GS Nguyễn Lân Dũng cũng chỉ là một GS rởm.Bài báo về TS Nguyễn Đức Thành sau đây được coi là một ví dụ rất rõ ràng về việc phân tích quan điểm của ông đã dần bị thay thế hoàn toàn thành việc chứng minh ông chỉ là “tiến sĩ giấy” http://www.webtretho.com/forum/f26/ts-nguyen-duc-thanh-vnd-yeu-thi-kinh-te-se-manh-dan-len-1563669/

Cách phân tích về công kích cá nhân của anh Trần Ngọc Thịnh, FB Thích bỏ xừ được nêu ra như sau:

Thứ ba, văn hóa tranh luận đòi hỏi các bên tranh luận cần phải tôn trọng lẫn nhau. Tức là không được mạt sát nhau, không được công kích đối phương bằng việc quy chụp, chụp mũ, đánh giá cá nhân bằng cảm tính, không có dẫn chứng, căn cứ. Sử dụng từ ngữ vô văn hóa để kết luận đối phương bằng những từ như: ngu, đần, thần kinh, dở hơi…Trừ khi họ đúng như thế thật Thói ngụy biện và Văn hóa tranh luận của người Việt 3573983318 Sự tôn trọng và lắng nghe từng luận điểm và dẫn chứng của mỗi bên để đưa ra những tranh luận đúng đắn và hợp lý.

Vâng, câu in đậm và icon cảm xúc đằng sau đó trong đoạn phân tích này khiến tôi cảm thấy khó hiểu về thái độ thực sự của anh trong vấn đề này. Không hiểu anh có thực sự nghiêm túc và hiểu thế nào là “ngụy biện công kích cá nhân” hay không. Mọi quan điểm chỉ nên được phản bác bằng các phân tích và dẫn chứng mà không phải là cảm xúc của cá nhân với người phát biểu quan điểm đó.

Bạn có thể ghét cô Huyền Chip và cho rằng cô ta chém gió, ghét cô Huyền Anh và nghĩ là cô ta thích thể hiện, ghét Đỗ Nhật Nam vì cậu ta tinh vi nhưng bạn không thể dùng nó như những bằng chứng hay lập luận để công kích quan điểm của họ.Thực sự, bạn có thể cảm thấy khó tiếp nhận việc phải tranh luận với một người mà bạn tin rằng kẻ đó là ngu ngốc, nhưng nếu đó là kẻ ngu ngốc thật thì người xem sẽ tự cảm thấy điều đó chứ nếu bạn sau một hồi tranh luận lại hô lên “Cô là một con ngốc, nói chuyện với cô thật là phí thời giờ” và rồi tìm kiếm sự đồng tình của người xung quanh thì đó không phải là một văn hóa tốt đẹp.

Một trong những cách công kích cá nhân khác chính là việc ghép ảnh kiểu “Thánh ăn vạ” “Thánh ngực” hay các thể loại châm biếm khác.

Việc anh Trần Ngọc Thịnh phong cho một loại người kiểu thành các “Cử nhân ngụy biện”, gọi ai đó là “giáo sư rởm” hay “tiến sĩ giấy” chính là một cách công kích cá nhân kiểu này.

3.2 Lợi dụng cảm tính và đám đông

Đây là nhóm ngụy biện rất nguy hiểm, nguyên nhân vì tự chúng ta đều thường cảm thấy bị thuyết phục bởi các ngụy biện này và cũng dễ rơi vào việc sử dụng nó. Rất nhiều giá trị như Tổ quốc, gia đình … khi được nêu ra sẽ dễ dàng thu hút được sự ủng hộ của đám đông, điều này có phần giống như đánh lạc hướng trọng tâm của câu chuyện.

Ví dụ, việc cho rằng “Cuốn sách của HC có thể sẽ làm cho nhiều đứa trẻ tưởng nhầm rằng đời chỉ toàn màu hồng, chúng sẽ ra sao nếu cũng xách ba lô lên và đi mà không có sự chuẩn bị gì cả?” hay “Huyền sẽ nghĩ sao nếu quan hệ ngoại giao giữa hai nước sẽ bị ảnh hưởng bởi việc vượt biên hay trốn vé” hay “Hình ảnh người VN sẽ bị xấu đi bởi những cô gái đi phượt mà còn thiếu ….”

Đây là một loại ngụy biện dựa vào dùng những chữ mang cảm tính cao để gắn một giá trị đạo đức vào một đề nghị hay một câu phát biểu. Tất cả những khái niệm “hình ảnh quốc gia”, “tương lai của giới trẻ”, “quan hệ ngoại giao” đều khiến người đọc dễ dàng nghiêng về phe của người phát biểu.

Một ví dụ khác là kiểu “Nếu đi mà làm bố mẹ buồn thì đi như vậy có ý nghĩa gì? Nếu bố mẹ có ra sao thì ai chịu trách nhiệm?”. Một ví dụ khác là phát biểu kiểu “Đến Việt Nam là quê hương mình còn chưa đi hết, lại còn đi nước này nước nọ làm gì?”

Bạn sẽ dần cảm thấy sự phi lý của các lập luận kiểu này nếu thử mở rộng việc áp dụng nó với tất cả các trường hợp. Bạn sẽ không bao giờ được nói điều gì tiêu cực về bất cứ nước nào vì có thể nó sẽ ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao hai nước, bạn có thể sẽ phải tìm hiểu về tất cả phong tục tập quán và lịch sử Việt Nam trước khi ra nước ngoài nếu không bạn có thể làm xấu đi hình ảnh của VN, và bạn sẽ KHÔNG BAO GIỜ được làm điều gì trái ý với bố mẹ bạn vì có thể nó sẽ khiến bố mẹ bạn buồn.

3.3 “Lí luận lươn trạch” kết hợp với “Ảnh hưởng không đáng kể”

Đây là 2 ngụy biện thuộc 2 nhóm khác biệt nhưng lại hay được dùng đi kèm với nhau. Lí luận lươn trạch là kiểu một sự việc có hại xảy ra, các sự việc có hại khác cũng sẽ xảy ra.

Ví dụ: Cô Huyền viết sách sai sự thật ==> Những người khác cũng sẽ bắt chước cô Huyền ==> Giới trẻ sẽ khủng hoảng khi họ cũng xách ba lô lên và đì

Và “ảnh hưởng không đáng kể” là kiểu phóng đại các hậu quả của một việc. Ví dụ như “Cuốn sách của Huyền làm giới trẻ lầm tưởng về những nguy hiểm của du lịch bụi”. Có thể đây là một phát biểu đúng, nhưng ảnh hưởng của nó rất khó có thể đánh giá xét trên toàn bộ giới trẻ hoặc kể cả trên số lượng những người đã đọc cuốn sách của cô Huyền. Điều này tương tự như việc coi hình ảnh của Bà Tưng sẽ “làm hỏng cả nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc”

Việc nâng cấp câu chuyện của cô Huyền và suy ra thành các hậu quả kinh khủng về “tương lai đất nước” hay “quan hệ ngoại giao” là những ngụy biện kiểu này.

3.4 Lợi dụng quần chúng

Ngụy biện này được hiểu rất đơn giản: Cái gì được nhiều người ủng hộ thì cái đó đúng.

Ngụy biện này có thể được diễn giải theo nhiều cách khác nhau kiểu: “Hãy nhìn lại số like và những comment khác đi !!!!” (thực tế thì hãy quay trở lại minh họa đầu tiên, bạn cảm thấy comment đầu tiên được hơn 300 like kia là 1 comment giá trị sao?)

Hay theo cách khác: “Tất cả mọi người đều yêu cầu như vậy, đây là quyền lợi chính đáng của tất cả chúng tôi”.

Thực tế thì giá trị của 1 quan điểm không thể dựa vào số người ủng hộ nó, thực tế lịch sử cho thấy đám đông hoàn toàn có thể tạo ra những sai lầm to lớn.

Hoàng Đức Minh
Lâu lắm rồi ko post bài vào đây :3
Về Đầu Trang Go down
https://www.facebook.com/mrtm1991
ĐenTrắng
Warrior
Warrior
ĐenTrắng


Giới tính : Nam
Age : 38

Tổng số bài gửi : 418
Join date : 24/08/2011
Đến từ : Hòa Bình

Thói ngụy biện và Văn hóa tranh luận của người Việt Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thói ngụy biện và Văn hóa tranh luận của người Việt   Thói ngụy biện và Văn hóa tranh luận của người Việt EmptyFri Sep 27, 2013 12:51 am

Ngụy biện và nhẫm lẫn, cả ngoài đời lẫn trên mạng, đúng là cuộc sống quanh ta Thói ngụy biện và Văn hóa tranh luận của người Việt 3573983318

Thường dùng để đạt được mục đích, nhưng lại rất nguy hiểm với sự tiến bộ nhận thức của bản thân
Mới đầu thì mình phản ứng khá gắt, đối đầu trực tiếp, lâu dần ngộ đạo, giờ thì hay dùng thủ đoạn âm thầm phản công Thói ngụy biện và Văn hóa tranh luận của người Việt 3573983318

Về Đầu Trang Go down
@.yahoo
New-born Kit
New-born Kit
@.yahoo


Giới tính : Nữ
Tổng số bài gửi : 17
Join date : 01/09/2013

Thói ngụy biện và Văn hóa tranh luận của người Việt Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thói ngụy biện và Văn hóa tranh luận của người Việt   Thói ngụy biện và Văn hóa tranh luận của người Việt EmptySun Sep 29, 2013 10:47 pm

dài quá, sao lắm chữ thế. Đọc nản quá. Cái gì đơn giản thiết thực có vẻ phù hợp với tôi hơn là "xách balo lên và đi", tuy nghe nó nhẹ nhàn nhưng sao thấy nặng nề thế.

Bạn tôi, trước kia cũng xách balo lên và đi, chỉ trong phạm quy 1 tuần và chỉ là quanh quẩn ao làng VN. Mỗi lần về là than hết tiền tiêu và mất 1 thứ gì đó. Mà lần nào chẳng thế.

Nên giờ nghe bạn HC cầm trong tay 700USD mà đi tới 25 nước nghe mà rợn người ghê. Chưa kể đó là những nước tận Châu Phi xa xôi, nạn đói xảy ra liên tục, lại nội chiến. Nằm mơ khó mà tin, (hay) ao làng quen rồi, thấy chyện đời thật khó hiểu nổi.
Về Đầu Trang Go down
Nope
Deputy
Deputy
Nope


Giới tính : Nữ
Tổng số bài gửi : 3445
Join date : 28/09/2010

Thói ngụy biện và Văn hóa tranh luận của người Việt Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thói ngụy biện và Văn hóa tranh luận của người Việt   Thói ngụy biện và Văn hóa tranh luận của người Việt EmptySun Sep 29, 2013 11:43 pm

Nhìn những bài dài dài phê phán về "thói tranh luận" tự dưng lại thấy ngán. Èo toàn lý thuyết suông, còn thực tế những cuộc tranh luận "mạng" ở VN thì cũng chỉ là đánh bùn sang ao.

Về bản chất thì hiểu biết những thứ này cũng có ích, nó thuộc phạm trù nhánh logic học, đòi hỏi critical thinking skill (kĩ năng tư duy phê phán) rất cần thiết cho việc tranh luận và nghiên cứu. Ngụy biện (fallacy) có nhiều dạng và cái đoạn trên thì chỉ nói được một số rất ít.
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Thói ngụy biện và Văn hóa tranh luận của người Việt Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thói ngụy biện và Văn hóa tranh luận của người Việt   Thói ngụy biện và Văn hóa tranh luận của người Việt Empty

Về Đầu Trang Go down
 
Thói ngụy biện và Văn hóa tranh luận của người Việt
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Từ việc fan cuồng đến văn hóa mạng của người Việt trẻ
» Thôi nôi bé Rịt
» Thảo luận về contest.
» Đen rách và Són "thảo luận" với nhau
» Thảo luận: anti fan cuồng

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Anti Crazy Fans :: Dành cho thành viên :: Chia sẻ - Bình luận-
Chuyển đến